Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc về tốc độ truyền dữ liệu bao nhiêu để sử dụng các dịch vụ internet như lướt web, xem phim, chơi game. Hãy đọc những thông tin trong bài viết dưới đây để biết được tốc độ phù hợp với những nhu cầu khác nhau của gia đình hoặc cá nhân.

Mục Lục

Đơn vị tốc độ truyền dữ liệu là gì?

Trong viễn thông, tốc độ truyền dữ liệu là số bit trung bình, khối dữ liệu trên mỗi đơn vị thời gian đi qua một liên kết truyền thông trong hệ thống truyền dữ liệu. Đơn vị tốc độ truyền dữ liệu phổ biến là bội số  byte mỗi giây (B/s) và bit trên giây (bit/ s). Ví dụ tốc độ dữ liệu của các kết nối Internet tốc độ cao dân cư hiện nay thường được biểu thị bằng megabit trên giây (Mbit/s).

Các đơn vị tốc độ truyền dữ liệu gồm:

– Mbps: Mbps viết tắt của cụm từ Megabit trên giây, đây là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu và thường được dùng để đo băng thông của dịch vụ Internet dân dụng. Cụ thể: 1 Mbps tương đương với 1.000.000 bit trên giây (bps) hay 1.000 kilobit (Kbps) trên giây.

– MBps: MBps hoặc MB/s là viết tắt của cụm từ megabyte trên giây, đây là tốc độ Internet hiển thị trên các công cụ upload, download. Thông thường 1 MBps sẽ bằng xấp xỉ 8 Mbps.

tốc độ truyền dữ liệuTìm hiểu thông tin về tốc độ truyền dữ liệu

Phân biệt Mbps và MBps

Hiện nay, có nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai đơn vị Mbps và MBps, nhưng thực chất chúng rất khác nhau.

Cụ thể: 1 Byte = 8 bit, còn 1 MBps = 8 Mbps.

Bên cạnh đó, các nhà mạng thường quy định tốc độ mạng là Mbps. Nếu internet nhà bạn có tốc độ 1000Mbps (1 Gigabit) thì sẽ mất 8 giây để tải xuống tập tin có dung lượng 1GB.

1 Megabyte/s (1 MBps) = 1024 Kilobytes/s (1024 KBps) = 1024*1024 Bytes/s = 1024*1024*8 bits/s.

Tốc độ truyền dữ liệu bao nhiêu là nhanh?

Băng thông được đo bằng bit/giây (Mbps), đây là tốc độ tối đa được truyền tải trong 1 giây, giúp người dùng đánh giá chính xác chất lượng mạng wifi của nhà mình. Tốc độ Internet càng nhanh thì tốc độ download, lướt web hay sử dụng bất kỳ tiện ích online nào cũng sẽ nhanh hơn cho người dùng. Tốc độ mạng nhanh và khỏe còn phải tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.

Với những người phải thường xuyên download dữ liệu, video nặng hoặc tải lên video, hình ảnh có độ phân giải cao sẽ cần nhiều Mbps hơn so với những người chỉ có nhu cầu lướt Facebook và đọc tin tức hay gửi email. Nói chung, tốc độ truy cập internet không phải là yếu tố quyết định tất cả, nhưng có tốc độ càng cao càng tốt.

Hiện nay, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông đều đưa ra các gói cước internet tối thiểu là 15Mbps với công nghệ đường truyền cáp quang. So với trước kia sử dụng công nghệ ADSL (cáp đồng) chỉ cho băng thông tối thiểu là 3Mbps.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý rằng, càng có nhiều người cùng sử dụng mạng thì tốc độ chạy càng chậm, vì sẽ được chia cho nhiều người dùng Internet. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn đòi hỏi băng thông lớn như để xem video, hay thường xuyên phải tải xuống các file nặng, tải lên những file dung lượng lớn thì cần phải sử dụng gói cước có tốc độ lớn hơn để đảm bảo hiệu suất công việc.

Một số ứng dụng sử dụng nhiều băng thông nhất

Hiện nay, các nhà mạng đã tiến hành tăng cường băng thông cho các gói internet hàng tháng để đáp ứng mọi nhu cầu học tập, làm việc online hoặc phục vụ cho các nhu cầu giải trí của khách hàng.

Các ứng dụng nào “ngốn” băng thông nhiều nhất đó là:

– Stream phim: Đây là một tác vụ tốn nhiều băng thông nhất hiện nay. Để xem một bộ phim có độ phân giải 1080p, với dịch vụ xem phim trên Netflix sẽ cần 5Mbps băng thông. Bên cạnh đó, với bộ phim có độ phân giải lớn 4K sẽ cần đường truyền mạng ít nhất là 25Mbps để có thể xem được phim.

– Youtube: Đây là ứng dụng xem video giải trí được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Ứng dụng thường sẽ tiêu thụ khoảng 7Mbps băng thông bởi các video trên Youtube được đăng tải với tốc độ khung hình là 60fps, với độ phân giải 1080p/60fps nên tốn băng thông gấp đôi khi xem video trên Netflix.

tốc độ truyền dữ liệuTìm hiểu thông tin về tốc độ truyền dữ liệu

Các gói cước phổ biến của nhà mạng hiện nay

Tốc độ Mbps phổ biến nhất được các nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng đó là 8Mbps, 16Mbps, 32Mbps, 50 Mbps, 100Mbps.Dưới đây là một số gói cước của các nhà mạng Viettel, VNPT và FPT dành cho các hộ gia đình sử dụng.

– Các gói cước FTTH Viettel:

+ Net1 Plus: Có tốc độ 30 Mbps và giá cước 185.000 đồng/tháng.

+ Net2 Plus:  Có tốc độ 40 Mbps và giá cước 200.000 đồng/tháng.

+ Net3 Plus:  Có tốc độ 55 Mbps và giá cước 230.000 đồng/tháng.

+ Net4 Plus:  Có tốc độ 70 Mbps và giá cước 280.000 đồng/tháng.

+ Net5 Plus:  Có tốc độ 150 Mbps và giá cước 450.000 đồng/tháng.

– Các gói cước FTTH FPT:

+ Super 25:  Có tốc độ 25 Mbps và giá cước 190.000 đồng/tháng.

+ Super 45:  Có tốc độ 45 Mbps và giá cước 200.000 đồng/tháng.

+ Super 60:  Có tốc độ 60 Mbps và giá cước 235.000 đồng/tháng.

+ Super 80:  Có tốc độ 80 Mbps và giá cước 320.000 đồng/tháng.

– Các gói cước FTTH VNPT:

+ Home1:  Có tốc độ 30 Mbps và giá cước 151.000 đồng/tháng.

+ Home2:  Có tốc độ 50 Mbps và giá cước 175.000 đồng/tháng.

+ Home3:  Có tốc độ 70 Mbps và giá cước 207.000 đồng/tháng.

+ HomeCare:  Có tốc độ 150 Mbps và giá cước 720.000 đồng/tháng.

+ HomeNET:  Có tốc độ 200 Mbps và giá cước 895.000 đồng/tháng.

Nên chọn mua gói cước WiFi nào để sử dụng?

Tốc độ đường truyền nhanh sẽ giúp người tải dữ liệu nhanh hơn, có thể vừa xem phim vừa tải tập tin mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng. Bạn có thể căn cứ theo thông tin dưới đây để biết được tốc độ phù hợp với những nhu cầu khác nhau của gia đình hoặc cá nhân.

– Tốc độ 1 – 6 Mbps:

Đây là mức tối thiểu cho kết nối Internet và chỉ có đường truyền cáp đồng mới cung cấp. Tốc độ này chỉ nên sử dụng cho 1 người, nếu như 3 người mà cùng truy cập một lúc thì chắc chắn tốc độ sẽ bị chậm và người dùng cảm thấy vô cùng khó chịu.

Hiện nay, tốc độ tải 4 Mbps được xem là tốc độ tối thiểu cho việc sử dụng ứng dụng dịch vụ băng thông trong khi vẫn cho phép duyệt web và email. Tuy nhiên, với các ứng dụng chơi game trực tuyến thì sẽ yêu cầu mức tốc độ cao hơn.

– Tốc độ 6 – 15 Mbps:

Với tốc độ truyền dữ liệu này phù hợp với những hộ gia đình có nhu cầu xem video, các chương trình giải trí có thể đăng ký để sử dụng. Bên cạnh đó, người dùng vẫn có thể chơi các game trực tuyến và giao lưu với mọi người mà không sợ bị gián đoạn quá nhiều.

– Tốc độ 15 – 30 Mbps:

Đây là mốc tốc độ mạng phổ biến trên các đường truyền cáp quang tại Việt Nam hiện nay và được nhiều người dùng đăng ký sử dụng nhất. Tốc độ này sẽ phù hợp với những gia đình từ 2 – 5 người sử dụng, có thể xem phim, Facebook, YouTube, chơi game online… Các thuê bao băng rộng sẽ được trải nghiệm sự gia tăng mạnh mẽ khi download và việc truy cập các trang web cũng mượt mà hơn.

– Tốc độ 30 – 50 Mbps:

Với tốc độ đường truyền này, người dùng có thể thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc trên Internet mà không cần phải lo lắng mạng sẽ bị giật, lag. Tốc độ mạng này sẽ đáp ứng cho những gia đình đông người, các quán ăn uống, shop bán hàng online, công ty quy mô nhỏ sử dụng.

Tổng hợp

Rate this post