Khi đăng ký xét tuyển ngành Dược, ngành Dược thi khối A hay B? hay Ngành Dược yêu cầu kỹ năng môn khối A hay B? là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề này, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
1. Giải đáp thắc mắc: Ngành Dược thi khối A hay B?
Những năm tuyển sinh gần đây, ngành Dược là ngành học thu hút nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Đây là ngành học được đánh giá cao trong hệ thống đào tạo nhân lực ngành Y tế với nhu cầu nhân lực lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược hiện nay có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn. Đây là ngành học được đánh giá cao trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Trong quá trình xét tuyển ngành Dược, khối thi của ngành là vấn đề thí sinh đặc biệt quan tâm. Nếu như những năm trước đây, ngành Dược tại những trường Đại học và Cao đẳng sẽ xét tuyển dựa trên điểm khối B ( Toán- Hóa- Sinh). Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, do phương án tuyển sinh mới của Bộ Lao động TB&XH, những đơn vị đào tạo ngành Y Dược được tự chủ phương thức tuyển sinh. Chính vì thế, rất nhiều thí sinh chọn ngành này băn khoăn không biết ngành Dược thi khối nào.
Giải đáp về vấn đề này, những chuyên gia tư vấn tuyển sinh cho biết: Hiện nay, tại các trường đào tạo, ngành Dược được tuyển sinh chủ yếu theo tổ hợp môn khối A (Toán- Lý- Hóa) và khối B(Toán – Hóa- Sinh). Thêm vào đó, một số trường còn áp dụng tuyển sinh đầu vào bằng khối xét tuyển mở rộng. Như vậy, ngành Dược được xét tuyển bằng cả hai tổ hợp môn khối A và B. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các bạn thí sinh khi đăng ký xét tuyển.
>>> Xem ngay : Thông tin xét tuyển ngành Dược Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 2019
2. Phương thức xét tuyển ngành Dược như thế nào?
Cùng với tổ hợp môn xét tuyển thì phương thức xét tuyển của ngành cũng có nhiều thay đổi. Vì thế, thí sinh cần nắm được các phương thức xét tuyển ngành Dược vào các trường Đại học, Cao đẳng để chủ động hình thức xét tuyển phù hợp.
Hiện nay, những cơ sở đào tạo ngành Y Dược xét tuyển theo 2 hình thức, đó là xét điểm kỳ thi THPT Quốc gia và Xét học bạ THPT. Các trường sẽ quy định tổ hợp môn xét tuyển, có thể từ 1-2, hay 4 tổ hợp môn. Với phương thức xét học bạ THPT, tùy vào điều kiện cũng như chỉ tiêu mà từng trường cũng sẽ đưa ra tiêu chí xét tuyển khác nhau. Có trường xét tuyển dựa trên kết quả học của 3 năm học THPT, cũng có trường chỉ xét điểm năm lớp 12 hay xét trên một số học kỳ nhất định.
Vì thế,để nắm bắt được thông tin ngành Dược thi khối nào, thí sinh cần tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường nguyện vọng.
3. Ngành Dược yêu cầu kỹ năng các môn khối A hay B?
Để tìm hiểu ngành Dược yêu câu kỹ năng các môn khối A hay B, bạn cần nắm được chương trình đào tạo cơ bản của ngành.
Trong quá trình theo học ngành Dược, bên cạnh những kiến thức về khoa học cơ bản và dược học cơ sở, sinh viên cũng sẽ được đào tạo một số kiến thức về công nghệ y dược hiện đại như công nghệ nano, dược động học, sinh học phân tử hay tin sinh học.
Đồng thời, sinh viên cũng được cung cấp những kiến thức về thuốc, những phản ứng bất lợi hay quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể… Như vậy, có thể thấy, kiến thức ngành Dược chủ yếu liên quan đến môn học khối B. Bên cạnh đó, những sinh viên ngành Dược cũng cần có kỹ năng tiếng Anh cơ bản vì tên thuốc hầu hết đều sử dụng ngoại ngữ này.
4. Một vài vấn đề thí sinh thường thắc mắc khi học ngành Dược
Cũng theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, bên cạnh những vấn đề trên thì học Dược có khó không cũng là vấn đề mà rất nhiều thí sinh thắc mắc. Thực tế, ngành Dược thường được xem là ngành học khô cứng khiến nhiều người e ngại. Tuy nhiên, chỉ cần có đam mê thì bạn có thể vượt qua khó khăn và thành công với nghề.
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm của ngành cũng là vấn đề thí sinh quan tâm. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng Dược, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để đảm nhận nhiều vị trí công việc trong ngành Dược. Cụ thể như sau:
- Làm Dược sĩ tại Bệnh viện, Cơ sở y tế: Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng thuốc cả về số lượng lẫn chất lượng, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu,…
- Làm việc tại trường Y Dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
- Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng,…
- Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Với những thông tin trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu cũng như giải đáp một số vấn đề của ngành đầy đủ và hiệu quả nhất.