Tia tử ngoại là một khái niệm không quá xa lạ với chúng ta, thường tìm thấy trong ánh nắng mặt trời và không tốt cho làn da. Để tìm hiểu chi tiết hơn về tia tử ngoại là gì? Tác động của chúng với môi trường và con người như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Mục Lục

1. Tia tử ngoại là gì?

Tia tử ngoại còn được gọi là tia UV – Ultraviolet hay tia cực tím. Đây là một loại bức xạ điện từ với bước sóng 10 nm – 380 nm. Dựa theo bảng phân chia bức xạ điện từ, tia tử ngoại sẽ có bước sóng ngắn hơn vùng ánh sáng nhìn thấy tuy nhiên chúng lại dài hơn tia X.

Tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời
Tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời

Tia tử ngoại được chia thành 2 loại:

  • Tia tử ngoại gần (bước sóng từ 380 đến 200 nm)
  • Tia tử ngoại xa ( tử ngoại chân không) bước sóng 200 – 10 nm.

Dựa vào sự ảnh hưởng với sức khỏe con người, tia tử ngoại sẽ được phân loại thành 3 loại dưới đây:

  • UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay “ánh sáng đen”
  • UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng trung bình
  • UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn hay có tính tiệt trùng.

2. Tác hại của tia tử ngoại là gì?

Tia UV được ví như một “kẻ giết người thầm lặng” bởi những tác hại của tia tử ngoại thường không cảm nhận được nhanh chóng hay bằng mắt thường. Tuy nhiên, chúng lại thâm nhập sâu vào da, có thể gây ra sự tàn phá mọi tầng của da một cách âm thầm.

Không chỉ vậy, tia tử ngoại còn gây ra tác hại chủ yếu bởi tia UVA, bởi chúng có thể dễ dàng xuyên qua tầng ozon do vậy nếu như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lâu có thể gây ra hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm. Đây chính là nguyên nhân gây ra nếp nhăn đồng thời gây gia tăng nguy cơ bị ung thư da.

Nhiều người cho rằng, những tia UVB và UVC sẽ được giữ lại trong tầng ozone tuy nhiên trên thực tế thì do nhiều tác động tiêu cực làm cho tầng  ozon bảo vệ trái đất của chúng ta đang trở lên yếu và mỏng đi.

Điều đó có thể gây ra sự xuất hiện lỗ thủng, đó là nguyên nhân khiến cho bức xạ năng lượng cao như tia UVB lọt xuống bề mặt trái đất, điều đó có thể gây ảnh hưởng trầm trọng trọng đến sức khỏe của con người.

Các chuyên gia khuyến cáo, nhất là với trẻ em cần được bảo vệ khỏi tia UV, cần thiết hơn so với người trưởng thành. Bởi các trẻ em thường có thói quen hay ra ngoài chơi, sẽ dễ bị nhiễm nắng hơn, nếu tích lũy nguy cơ gây hại lâu dài.

Bởi vậy, mỗi người cần phải có cách bảo vệ người thân, gia đình khỏi tia tử ngoại. Đó là trang bị cho bản thân thiết bị chống nắng tốt như bôi kem chống nắng, đeo kính râm, mũ, sơn phủ cách nhiệt lọc tia UV cho ô tô và nhà kính, tăng cường rèm treo cho cửa kính,….

>>> Tia Laser là gì? Cấu tạo và nguyên tắc phát tia laser

2.1. Tác động của tia tử ngoại với cơ thể con người

Tia tử ngoại giúp cho cơ thể được tổng hợp vitamin D bằng cách khi chiếu tia cực tím vào da thì 7 dehydro cholesterol sẽ được chuyển hóa thành vitamin D. Bên cạnh đó, nếu như cơ thể thu nạp tia cực tím ở liều lượng vừa phải sẽ có tác dụng kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể.

2.2. Tác động của tia cực tím đối với môi trường

Tia cực tím gồm những bước sóng ngắn do vậy sẽ mang một nguồn năng lượng lớn, tác động mạnh mẽ lên Nucleo Protein của vi khuẩn. Điều đó sẽ khiến cho nó có thể làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn.

Tia tử ngoại tác động đến con người
Tia tử ngoại tác động đến con người

Với tính chất trên thì tia cực tím được ứng dụng phổ biến trong không khí hoặc tiệt trùng nước,…

2.3. Ứng dụng tia cực tím tiệt trùng nước:

Điều kiện:

Bức xạ cực tím có bước sóng dao động từ 280 nm đến 200 nm, cần phải đảm bảo nguồn hiệu điện thế ổn định. Nếu như điện thế giảm 10% thì khả năng diệt khuẩn cũng sẽ giảm 15 – 20%.

Nước phải là nước trong, bởi nếu là nước đục có thể làm giảm tác dụng và không còn hiệu quả.

Đặt đèn cực tím tại bên dưới, độ sâu của nước trong khoảng 10-15cm, và nước được chảy trong từ 10 – 30 giây.

Dùng tia cực tím diệt vi khuẩn có ưu điểm không tác động đến mùi vị của nước, tuy nhiên lại không được bền mà chỉ xử lý diệt khuẩn ở nước trong.

>>> Tia khúc xạ là gì? Lý giải về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

2.4. Ứng dụng tia cực tím khử khuẩn trong không khí

Tia tử ngoại khử trùng được dùng bằng cách khử khuẩn trực tiếp và khử khuẩn gián tiếp:

Khử khuẩn trực tiếp: Với trường hợp này sẽ treo đèn diệt khuẩn ở độ cao cần thiết ở nơi làm việc đồng thời phải có đồ bảo hộ. Phương pháp này được ứng dụng trong,phòng nghiên cứu, y học, phòng thí nghiệm,…

Khử khuẩn gián tiếp: Các đèn diệt khuẩn được đặt với mặt phản chiếu quay lên trên, với độ cao hơn tầm người (2 – 2,5m). Với đèn cực tím này sẽ khử trùng được lớp không khí phía trên. Trong trường hợp hiện tượng đối lưu thì không khí trong phòng luôn dịch chuyển, như vậy thì toàn bộ không khí đều sẽ được khử trùng.

Rate this post