Tia UV là một khái niệm không hề xa lạ trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Để tìm hiểu về lợi ích, tác hại của tia UV như thế nào, mời các bạn hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Tia UV là gì? Chúng xuất hiện ở đâu?
Dựa vào độ dài bước sóng, người ta thường phân loại ánh sáng mặt trời thành 3 nhóm chính bao gồm: Tia hồng ngoại, ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy và tia UV.
Tia UV còn được gọi là bức xạ tia cực tím. Đây là một dạng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời hay những nguồn nhân tạo khác bao gồm giường tắm nắng, mỏ hàn,… Tia cực tím được hiểu là bên trên của màu tím. Trong khi đó, sắc tím có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy. Khi vượt ngoài bước sóng của màu tím bởi vậy tia UV trong mắt người là một dạng vô hình.
Tia UV được hiểu là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy tuy nhiên dài hơn bước sóng của tia X. Quang phổ (dải tất cả các tần số có trong bức xạ điện từ) của tia cực tím được chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 – 200 nm) và vùng tử ngoại xạ còn được gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 – 10 nm).
Tia UV (bức xạ tia cực tím) là một bức xạ điện từ đến từ mặt trời.
Nói đến ảnh hưởng của tia UV với sức khỏe con người và môi trường, người ta phân loại thành tia UV như sau:
- Tia UVA (bước sóng từ 380 – 315 nm) còn được gọi là sóng dài hoặc là ánh sáng đen.
- Tia UVB (bước sóng 315 – 280 nm) được gọi là sóng trung.
- Tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280 nm) được gọi là sóng có tính tiệt trùng hoặc sóng ngắn.
Các chuyên gia nghiên cứu, những loài động vật bao gồm: Côn trùng, bò sát, chim thì có thể nhìn thấy tia cực tím. Còn một số loại trái cây, hoa quả và hạt sẽ trở lên màu sắc sặc sỡ trong môi trường tia cực tím với hình ảnh trong ánh sáng có thể nhìn thấy bởi mắt người, chuyên đi thu hút và hấp dẫn các loài côn trùng và chim.
Một số loài chìm với hình thù đặc biệt trên bộ lông của chúng thì chỉ nhìn được dưới tia cực tím mà không thể nhìn được dưới ánh sáng thường.
>>> Tia tử ngoại là gì? Tia tử ngoại được dùng trường hợp nào?
Tuy nhiên tia UV lại mang lại khá nhiều lợi ích mà con người có thể biết được. Điển hình như tia UV giúp cơ thể được tổng hợp vitamin D; có khả năng diệt vi khuẩn, diệt virus( qua việc xuyên qua màng tế bào, ngăn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng đồng thời phá hủy DNA). Do vậy khi bạn phơi đồ lót, tã vải ngoài trời sẽ giúp kích thích quá trình hoạt động chính của cơ thể (với mức độ UV vừa đủ),…
2. Một số tác hại của các loại tia UV đến làn da của bạn
2.1. Gây ung thư da
Tia UV chính là nguyên nhân gây ung thư da nhiều nhất trong môi trường. Bởi khi tiếp xúc lâu dưới ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy, biểu mô tế bào vảy với những khối u ác tính. Một số nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% người bệnh ung thư da là do bức xạ UV.
2.2. Gây cháy nắng
Tình trạng cháy nắng xuất hiện vết bỏng đối với những tế bào da bị tổn thương. Tình trạng này do da hấp thụ năng lượng từ tia UV, do vậy mà máu sẽ chảy thêm vào vùng da bị tổn thương giúp chữa lành. Đó cũng là lý do tại sao làn da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ nếu như bị cháy nắng.
Lưu ý bạn không được chủ quan bởi tình trạng đó có thể gây bỏng rát nghiêm trọng. Thậm chí, tia UV còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với làn da gây ung thư da và có thể tạo ra được nếp nhăn trên da. Nguyên nhân do sự tác động trực tiếp của tia UV đến DNA trên da.
2.3. Gây tổn thương hệ thống miễn dịch
Nếu như bạn thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với bức xạ UV thì gây ức chế cho hệ miễn dịch. Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng cháy nắng sẽ làm thay đổi sự phân bố với chức năng của những tế bào bạch cầu người trong vòng 24 tiếng sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tình trạng đó sẽ lặp đi lặp lại nhiều với tia UV, sẽ gây ra sự tổn thương nghiêm trọng với hệ miễn dịch trong cơ thể.
2.4. Gây tổn thương mắt
Nếu như phải tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài hoặc chịu cường độ của tia cực tím cao sẽ có nguy cơ làm hỏng các mô, gây “bỏng” trên bề mặt mắt, đây được gọi là tình trạng tuyết mù (snow blindness) hoặc viêm giác mạc ánh nắng (photokeratitis).
Tình trạng đó có thể sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương mắt bao gồm đục thủy tinh thể, mộng thịt (pterygium) hoặc mộng mỡ mắt (pinguecula) ảnh hưởng đến thị lực sau này.
>>> Tia Laser là gì? Cấu tạo và nguyên tắc phát tia laser
2.5. Gây lão hóa da
Tia cực tím gây tác hại bằng việc phá hủy collagen với hệ thống mô liên kết bên dưới lớp trên cùng của da, từ đó có thể gây ra nếp nhăn, đốm màu nâu đồng thời sẽ làm biến mất đi độ đàn hồi tự nhiên trên da.
Tác động của ánh nắng mặt trời trên da sẽ tạo ra những tone màu da, sắc tố mặt dưới và nếp nhăn khác nhau. Với một làn da rám cháy nắng dù có thể ổn ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên khi tiếp xúc nhiều với tia UV thì sẽ sớm bị nhăn nheo và gây ung thư da.
Bài viết trên đây giúp bạn nắm được những lợi ích và tác hại của tia UV như thế nào. Qua đó giúp bạn có những kiến thức hữu ích nhất, đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin chi tiết khác nhé. Chúc bạn thành công!