Bảng lương của y sĩ, y tá, bác sĩ năm 2021 là bao nhiêu? Mức lương và phụ cấp của ngành Y bác sĩ công tác ngành Y tế?… Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định theo đuổi ngành Y Dược. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn mức lương ngành Y tế năm 2021.

Mục Lục

Lương của ngành Y tế là gì?

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có biểu hiện bằng tiền và đã được ấn định bằng những thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia. Người lao động chính là người phải trả lương cho người lao động theo đúng hợp đồng đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện.

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tập công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của tháng lương, bảng lương.

Bảng lương là Văn bản được Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho từng công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỷ lệ tiền lương giữa những lao động cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc… Cấu tạo bảng lương bao gồm cả ngạch lương, bậc lương, hệ số lương.

Xem thêm:

lương ngành y tế năm 2021
Lương ngành y tế năm 2021

Chế độ lương ngành Y tế năm 2021

Năm 2021, Quốc hội đã chính thức thông qua việc không tăng lương trong năm nay và vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở, đồng thời lùi cải cách tiền lương đến 1/7/2022 nên mức lương của bác sĩ trong năm 2020, 2021 vẫn duy trì tính theo công thức nếu tại Nghị định 204 và các văn bản sửa đổi, bổ sung:

Lương= Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó: Hệ số lương  của bác sĩ, y sĩ được nêu cụ thể tại Điều 13 thông tư liên tịch số 10/2015/ TTLT-BYT-BNV.

Mức lương cơ sở năm 2021 vẫn được áp dụng theo quy định tại Nghị định 28 năm 2019 của Chính phủ là 1,49 triệu đồng/tháng.

+ Chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Nghề nghiệp bác sĩ bao gồm các chức danh như: Bác sĩ cao cấp (hạng I), bác sĩ chính (hạng II), bác sĩ (hạng III).

Khi đó:

  • Đối với bác sĩ cao cấp sẽ áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, Nhóm A3.1 và có hệ số lương dao động trong khoảng từ 6.2 – 8.0.
  • Đối với bác sĩ chính thì sẽ áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 và với hệ số lương dao động trong khoảng từ 4.4 – 6.78.
  • Đối với bác sĩ sẽ áp dụng theo hệ số lương viên chức loại chức loại A1, có hệ số lương dao động trong khoảng từ 2.34 – 4.98.

+ Chức danh bác sĩ y học dự phòng

Bác sĩ Y học dự phòng sẽ bao gồm các chức danh: Bác sĩ Y học dự phòng cao cấp (hạng I), bác sĩ học dự phòng chính (hạng II), bác sĩ Y học dự phòng (hạng III).

Trong đó:

  • Đối với bác sĩ dự phòng cao cấp sẽ áp dụng theo hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 và có hệ số lương dao động trong khoảng từ 6.2 – 8.0.
  • Đối với bác sĩ y học dự phòng chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương dao động trong khoảng từ 4.4 – 6.78
  • Đối với bác sĩ y học dự phòng sẽ áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương dao động trong khoảng từ 2.34 – 4.98.

+ Chức danh y sỹ gồm y sỹ hạng IV

  • Chức danh nghề nghiệp y sỹ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1.86 – 4.06.

Trên đây là cập nhật mới nhất về bảng lương của bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng và y sĩ năm 2020. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có thông tin cụ thể, chính xác bạn đọc nên tham khảo những thông tin mới nhất về chế độ lương của ngành Y tế năm 2021 trên các trang chính thức của Bộ Y tế.

5/5 - (1 bình chọn)