Trong chương trình văn học ở THCS và THPT, ngoài nghị luận văn học thì bài văn nghị luận xã hội là kiểu văn bản quan trọng nhất. Đặc biệt là trong cấu trúc đề thi vượt cấp và đề thi đại học, bài văn nghị luận xã hội chiếm số điểm không nhỏ trong tổng điểm bài thi.

Mục Lục

Bài văn nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là một thể loại văn học bàn về các vấn đề trong xã hội, chính trị, đạo đức và đời sống. Các đề tài của văn nghị luận xã hội hết sức phong phú, nó bao gồm các vấn đề về tư tưởng, đao lý, các sự việc, hiện tượng tốt- xấu, tích cực- tiêu cực trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là các vấn đề mang tính cấp bách, thời sự như các vấn đề về thiên nhiên, khí hậu, môi trường, các vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa. Điều này có nghĩa là ngoại trừ các bài nghị luận văn học ( thể loại văn học với đối tượng là các tác phẩm văn học và các tác giả) thì các thể loại văn bản viết khác đều có khả năng là dạng văn nghị luận xã hội, chính trị.

Nghị luận xã hội có hai dạng bài đó là: Nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội.

Bài văn nghị luận xã hội là dạng bài rất quen thuộc đối với các em học sinh, nhưng thông thường các em vẫn gặp khá nhiều khó khăn khi làm kiểu bài này, bởi vì dạng văn này đòi hỏi rất nhiều kiến thức về xã hội, nhận thức, tư duy sắc bén. Bên cạnh đó các em còn phải có kỹ năng giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, biết linh hoạt trong việc sử dụng các luận điểm, các dẫn chứng trong đời sống.

    Một Bài văn nghị luận xã hội dù ngắn hay dài đều phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  1. Bài văn nghị luận xã hội phải trình bày rành mạch, rõ ràng, chính xác về đối tượng đề cập đến trong bài.
  2. Người viết bài cần có lập trường, chính kiến , bày tỏ được các quan điểm, tư tưởng của mình.
  3. Bài văn nghị luận xã hội mang tính chất thời sự, nhằm mục đích định hướng, kêu gọi người đọc tham gia vào việc giải quyết vấn đề xã hội đưa ra trong bài.
  4. Bài nghị luận xã hội có tính chất tổng hợp vì vậy trong bài phải sử dụng hầu như tất cả các thao tác nghị luận

vai-tro-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-trong-giao-duc-h1

Những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội

Vai trò của bài văn nghị luận xã hội với giáo dục

Việc xếp nghị luận xã hội là một dạng văn bản quan trọng nhất không thể thiếu trong chương trình giáo dục văn học bậc phổ thông đã nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh. Trước hết, mục đích của bài văn nghị luận xã hội là đưa ra bàn bạc, làm rõ những mặt tích cực- tiêu cực, đúng-sai, tốt-xấu trong xã hội với mục đích tuyên truyền, kêu gọi mọi người đứng ra giải quyết các vấn đề bất công trong xã hội, vì vậy bài văn nghị luận xã hội góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh về ý thức xây dựng lối sống công bằng, văn minh, thông qua việc thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá với vấn đề.

vai-tro-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-trong-giao-duc-h2

Bài văn nghị luận trong giáo dục có vai trò quan trọng

Ngoài ra, bài văn nghị luận xã hội giáo dục cho học sinh cách hình thành tư duy hợp lý, khoa học, biết cách bày tỏ cách quan điểm, tư tưởng của mình một các rành mạch, rõ ràng, biết cách tìm hiểu, khám phá và xác định chân lý trong cuộc sống.

Bài văn nghị luận xã hội có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, phát triển tư duy cho học sinh, vì vậy việc rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng trong việc làm văn nghị luận xã hội là rất cần thiết và quan trọng đối với việc giáo dục văn học phổ thông.

Có thể bạn quan tâm:

 

5/5 - (3 bình chọn)