Tâm lý con người và các tập quán xã hội chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền văn hóa. Đối với Việt Nam văn hóa dân tộc khá đa dạng và phong phú, nó trở thành điểm nhấn của người Việt. Thế nhưng do sự phát triển của xã hội cũng như hội nhập quốc tế và nền văn hóa của chúng ta ngày ngày một thay đổi, tác động nhiều hơn tới tâm lý cũng như tập quán xã hội của con người.

Với mong muốn xây dựng một chế độ xã hội mới sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã đưa ra chủ trương thực hiện đời sống mới đối với cán bộ và nhân dân theo phương châm cần, kiệm, liêm, chính. Đây là 4 chuẩn mực đạo đức cách mạng và nó cũng là mục tiêu tu dưỡng đạo đức và lối sống của quân và dân ta trong thời kỳ này.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thực dân Mỹ đất nước chúng ta đã thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống mới và được đổi thành công tác xây dựng nếp sống mới. Công tác xây dựng nếp sống mới ban đầu được thành lập từ trung ương đến các địa phương, nội dung phong trào chủ yếu là thực hiện các việc cưới, việc tang, các ngày giỗ, ngày tết, ngày hội theo lối mới khoa học, hơn giảm bớt các dấu hiệu mê tín và các phong tục lạc hậu, cổ hủ.

Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX nếp sống mới từ trung ương đến xã đã giải thể để cho phù hợp với tình hình phát triển đất nước trong thời kỳ thống nhất. Trên các phương tiện truyền thông, báo chí thường xuất hiện những cụm từ như lối sống văn hóa và nếp sống văn hóa. Xây dựng đời sống văn hóa đó là việc xây dựng một đời sống cao đẹp, có giá trị nhân văn tốt hơn hướng tới những thứ hoàn mỹ và hiện đại.

Trong khoảng 30 năm nay lối sống văn hóa của người dân Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, một cuộc sống bao cấp, thiếu thốn con người đã chuyển vào sống trong một nền kinh tế hàng hóa đa dạng hơn nhiều thành phần hơn phát triển và có nhiều cơ hội.

Tuy nhiên sự phát triển về văn hóa sự đổi mới trong cuộc sống xã hội hiện nay cũng gây ra không nhiều những tác động tiêu cực tới lối sống và tư duy của con người. Chúng ta đã có một thói quen không tốt đó là việc sử dụng đồng tiền như một uy lực và nhiều người quan niệm rằng sự phát triển kinh tế cũng như giá trị của đồng tiền có thể quyết định tới nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống như là về quyền lực, địa vị, danh vọng.

Cũng chính vì văn hóa sống trong thời buổi công nghệ hiện đại này mà con người ta trở nên thụ động hơn, tham lam hơn và lãng phí hơn. Như vậy có thể thấy rằng sự ảnh hưởng của văn hóa tới đời sống con người, tới những quan niệm tư tưởng cũng như thói quen sống là rất lớn. Mỗi chúng ta phải có chính kiến riêng và tập cho mình một tư tưởng sống khoa học hiện đại phù hợp với đất nước.

Rate this post