Chúng ta đã có một khoảng thời gian kéo dài khoảng 30 năm kinh nghiệm trong công cuộc đổi mới đất nước để Việt Nam nhìn lại tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Từ năm 2014 sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh hiện đại hóa, công nghiệp hóa cùng với xu hướng hội nhập quốc tế đã cho nền văn hóa của Việt Nam có những diện mạo mới và những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực.
Nền văn hóa của Việt Nam đã có những diện mạo rất mới đó là làn sóng giao lưu văn hóa trần ngập đời sống xã hội, nền văn hóa của chúng ta khởi sắc qua quá trình giao lưu hội nhập văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển cả về bề rộng và chiều sâu trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp nhận, biến đổi và hợp lý hóa những tinh hoa văn hóa của nhân loại con người. Đương nhiên rằng nền văn hóa của Việt Nam phải có sự tiến bộ, tự sản sinh ra các giá trị mới thích hợp với xã hội hiện đại và quá trình phát triển của toàn cầu.
Ví dụ như trong lĩnh vực nghệ thuật đến văn hóa bản địa của chúng ta với văn hóa bên ngoài diễn ra khá là phong phú sôi nổi các bộ phim từ nước ngoài đã đưa vào Việt Nam nhiều hơn, quy trình sản xuất phim của nước ta cũng có những tiến bộ phù hợp với công nghệ hoặc xu hướng thời đại của quốc tế. Hay trong lĩnh vực làm đẹp thì các sản phẩm làm đẹp từ Hàn Quốc cũng tràn ngập nhiều hơn ở thị trường Việt Nam, văn hóa làm đẹp của con người tiến bộ hơn, hiện đại hơn và chú trọng tới chất lượng đảm bảo sức khỏe của con người.
Nền văn hóa của mỗi quốc gia ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của con người nên chúng ta buộc phải có những chủ trương, đường lối khoa học thúc đẩy sự đi lên một văn hóa dân tộc tiến bộ, văn minh.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế thị trường văn minh, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minhđể phấn đấu, luôn chú trọng đến lợi ích của con người, lợi ích của dân tộc, đất nước, chứ không chỉ đơn thuần cạnh tranh thuần túy. Phải nói ngay rằng văn hóa không đẻ ra kinh tế thị trường, nhưng văn hóa có vai trò là bà đỡ cho nền kinh tế thị trường văn minh ra đời trên cơ sở hoàn thiện hệ thống đạo lý và pháp lý trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, con người được tự do phát triển tài năng trí tuệ, phát huy các sáng kiến trong lao động, trong kinh doanh, phát triển sản xuất.
Nhiều tấm gươngdoanh nhân đất Việt vượt khó, xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều cơ hội công ăn việc làm cho con người, làm giàu cho bản thân và cũng là làm giàu cho xã hội, làm giàu cho tổ quốc. Tiêu biểu là các doanh nhân Tổng giám đốc tập đoàn Viettel, Tổng giám đốc cà phê Trung Nguyên, Tổng giám đốc tập đoàn Hannaka, Tổng giám đốc tập đoàn FPT… đã đi lên từ gian khó, xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế, đem hình ảnh Việt Nam ra thị trường quốc tế, đem lại lợi ích cho đất nước.
Văn hóa đã tác động đến việc hình thành nhân cách cho con người, xây dựng đạo lý và những hiểu biết pháp lý cho con người ViệtNamtrong quá trình giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tổng hợp: bong88