Văn hóa là một khái niệm rộng lớn và cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực trong đời sống trong đó giáo dục là một trong những lĩnh vực mà chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nhân loại. Ngày hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về sự tác động của văn hóa đến sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Như chúng ta đã biết giáo dục là một lĩnh vực không thể thiếu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội cho nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Nếu như không có giáo dục con người sẽ không thể là phát triển cả về nhân cách và trí tuệ. Chính vì thế sự nghiệp đổi mới phát triển giáo dục luôn luôn là vấn đề hàng đầu mà nhà nước chúng ta quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng. Thế nhưng cũng phải lưu ý rằng sự ảnh hưởng của văn hóa con người đối với nền giáo dục là không hề nhỏ.
Từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước Việt Nam chúng ta đã đi vào xây dựng và đổi mới mục tiêu nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển toàn diện. Bác Hồ đã chỉ ra và nhấn mạnh đối với phong trào diệt Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đây là 3 loại giặc quy điểm cơ bản nhất ngăn chặn sự phát triển của lịch sử dân tộc chúng ta.
Trong số đó ta nhận thấy rằng đấu tranh với giặc dốt là một quá trình nan giải và lâu dài không kém gì với Giặc đói và giặc ngoại xâm. Xã hội hiện nay phát triển hơn rất nhiều chúng ta sống trong chế độ hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới. Giặc ngoại xâm đã bị đẩy lùi, nạn đói đã được khắc phục cho sự phát triển về kinh tế thì vấn đề nâng cao dân trí và nhân lực của con người, bồi dưỡng nhân tài lại trở thành một thách thức quan trọng nhất và gặp nhiều khó khăn.
Muốn phát triển nền giáo dục đào tạo chúng ta phải cho rằng đây là một sự nghiệp to lớn, chúng ta phải có sự đồng lòng giữa chính quyền và toàn nhân dân mới có thể vượt qua được mọi thách thức sao toàn cầu hóa giao lưu hội nhập với quốc tế và khu vực đem lại.
Văn hóa của một quốc gia quyết định phần nào tới sự phát triển của sự nghiệp đẩy mạnh giáo dục. Chúng cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội trong nước và sự phát triển ngành giáo dục toàn thế giới. Những mô hình giáo dục của các nhà nước phát triển trở thành những gợi ý quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với nước ta.
Văn hóa học đang có những biến động khá lớn, chương trình học tập và giảng dạy lớp nâng cao theo chuẩn mực kiến thức toàn cầu và phương pháp giảng dạy cũng được đổi mới nhằm nâng cao chất lượng. Hoạt động dạy và học có những thay đổi tích cực hơn. Chính phủ và Bộ giáo dục đào tạo liên tục có những ý tưởng và chính sách đổi mới để nâng cao chất lượng phát triển lĩnh vực này như là quyết tâm xóa bỏ bệnh thành tích, chấn chỉnh lại hệ thống giáo dục quốc dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong giảng dạy. Đảm bảo nghiêm túc hơn trong thi cử siết chặt chất lượng đầu vào và đầu ra của các trường chuyên nghiệp, khắc phục những sai lầm thiếu sót.