Nền văn hóa của nước chúng ta ngày càng phát triển cho phù hợp với xu thế của xã hội. Nhiều năm qua với sự cố gắng, nỗ lực của toàn dân và nhà nước nền văn hóa đương đại Việt Nam sớm có được cái nhìn tốt đẹp hơn rất nhiều.
Cải đan giữa văn hóa đô thị và nông thôn
Một sự đổi mới trong nền văn hóa của nước ta mà khiến ai cũng phải ngạc nhiên, thích thú đó chính là sự cải đan giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn. Các thành phố nhỏ trên địa bàn Việt Nam sẽ được quy hoạch lớn hơn, giúp chúng trở thành các trung tâm đô thị của một tỉnh nào đó. Thị xã thì có thể trở thành thành phố, thị tứ thì lên thị trấn.
Lối sống đô thị cũng phổ biến hơn, chúng tràn về nông thôn, thích ứng phù hợp với văn hóa sống của con người nơi đây để nâng cao chất lượng đời sống. Sự cải đan này còn thể hiện ở việc những người sống ở thành phố quan tâm hơn từ cuộc sống ở nông thôn, họ có thể mua nhà hay kinh doanh ở các công ty, doanh nghiệp tại những nông thôn để thu hút nhân lực, phát triển nền kinh tế cho khu vực đó. Người thành phố cũng giữ những thói quen sống của người nông thôn và người nông thôn thì lại ứng dụng linh động những phát triển khoa học của người thành phố.
Văn hóa gia đình và những thách thức mới
Chúng ta có thể thấy rằng văn hóa gia đình ở Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới. Những thách thức này không hề nhỏ, một thực trạng cho thấy rằng trẻ em khi sinh ra đã không còn nhiều cơ hội để gắn bó với cha mẹ của mình như trước. Điều này hoàn toàn giao công việc của các bậc phụ huynh thường phải đi sớm, về khuya, không có đủ thời gian để chăm sóc cho con cái, không theo dõi được chúng phát triển như thế nào.
Tất cả những điều đó đều phó mặc cho nhà trường và người giúp việc, thậm chí là cả ông bà đã có tuổi. Cũng chính vì thế mà tình cảm của con đối với cha mẹ cũng trở nên nhạt hơn, có những khác biệt, thậm chí có những người đã không thể nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ thời gian như khuyến cáo cũng chỉ bởi công việc có bận rộn, họ đã sử dụng sữa ngoài thay thế cho sữa mẹ .
Theo như một tổng kết triết lý của dân gian thì văn hóa sống của một gia đình truyền thống của người Việt sẽ không thể thiếu đi tiếng ho của người già, tiếng ru của người mẹ và cả tiếng nô đùa của trẻ thơ. Ngày nay cuộc sống phát triển hơn về vật chất nhưng về mặt tâm hồn và trí tuệ thì cần phải có những cảnh báo để đánh thức.
Văn hóa công nghệ thông tin
Bất cứ một lĩnh vực gì trong nền văn hóa khi có sự thay đổi đều đem lại hai mặt tích cực và tiêu cực. Đối với mặt tích cực trong văn hóa sử dụng công nghệ thông tin đó là giúp chúng ta tăng cường hiệu quả công việc học tập, tiết kiệm sức lao động của con người, quản lý mọi thứ chặt chẽ hơn, nắm bắt thông tin nhanh gọn. Thế nhưng cũng có những mặt trái của sự vận động trong văn hóa sử dụng công nghệ thông tin của con người nhất là đối với người Việt Nam.
Đó chính là việc chúng ta quá lạm dụng công nghệ thông tin vào đời sống như sử dụng Facebook quá nhiều nhưng lại không ứng dụng cho việc học tập hay nghiên cứu mà lại là để giải trí, làm cho nhiều thế hệ trẻ lơ là việc học tập rèn luyện bản thân. Đây cũng là một thách thức mà chúng ta cần phải giải quyết nhanh chóng.