Để trẻ không bị sốt, sưng đau khi đi tiêm phòng thì nhiều mẹ đã truyền tai nhau tuyệt chiêu mẹ uống nước lá tía tô trước khi tiêm phòng. Vậy Uống, ăn tía tô trước khi tiêm phòng có hiệu quả không?

Mục Lục

Uống nước, ăn tía tô trước khi tiêm phòng cho bé hiệu quả không?

Việc tiêm vắc xin là hoạt động cần thiết để bảo vệ con trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm. Hầu hết các loại vắc xin đều đảm  bảo tính an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp gặp phải các tác dụng phụ khi tiêm vắc xin như đau, sưng đỏ tại chỗ viêm, sốt, quấy khóc, nôn mửa, cáu gắt… Có những trường hợp đặc biệt sẽ gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như  sốc phản vệ, sốt co giật, tắc ruột…

Trường hợp trẻ sau khi tiêm vắc xin xong bị sốt hoặc sưng đau ở chỗ tiêm xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng mạnh nhằm chống lại những kháng nguyên của vi khuẩn, virus có trong vắc xin.

Để hạn chế tình trạng này có rất nhiều bà mẹ đã truyền tai nhau về cách uống tía tô trước khi tiêm phòng để trẻ không bị sốt hay đau sau khi tiêm.

Trên thực tế thì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rõ  ràng và đây vẫn là kinh nghiệm được truyền tai nhau.

Tuy nhiên trong tía tô có chứa axit rosmarinic – đây là hợp chất có khả năng kiểm soát dị ứng mạnh và điều này đã được chứng minh bằng thử nghiệm trên loài chuột.

Theo Y học cổ truyền tía tô được xếp vào nhóm phát tán phong hàn và chữa các bệnh cho ra mồ hôi, trị sốt, giải cảm.

Như vậy có thể thấy rằng lá tía tô sẽ giúp ích trong việc ngăn ngừa tình trạng sốt và sưng đau chỉ là bí quyết dựa trên các hợp chất có trong lá tía tô. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bậc phụ huynh nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ thông tin hơn như hỏi ý kiến bác sĩ đông y hoặc những người có năng lực chuyên môn.

Xem thêm:

an-tia-to-truoc-khi-tiem-phong1
Mẹ uống nước lá tía tô trước 3 – 5 ngày tiêm phòng cho bé

Cách nấu nước lá tía tô trước khi tiêm phòng

Cách uống lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé cho bé và nấu như thế nào. Cách nấu nhanh và rất dễ để thực hiện.

Trước tiên mẹ cần chuẩn bị khoảng 200g lá tía tô, nồi sạch hoặc ấm để đun nước.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu tiếp đến rửa sạch lá tía tô để ráo nước.
  • Nhặt lấy phần lá tía tô hoặc dùng thêm các phần thân cây, cắt khúc vừa với ấm nấu nước.
  • Cho hết nguyên liệu vào nồi nấu thêm cùng với 500ml nước sạch.
  • Đun sôi nước và tắt bếp, đậy vung kín để phần tinh chất của lá tía tô được tiết ra hoàn toàn.
  • Đến khi nước nguội là có thể dùng uống được hoặc uống ấm, thêm đá lạnh tùy theo từng sở thích của từng người.

Sử dụng uống trước khi tiêm từ 2 – 3 ngày để mua lá tía tô về rửa sạch hoặc ăn sống, nấu canh ăn hàng ngày. Sau đó cho con bú càng nhiều càng tốt để hấp thu được dinh dưỡng từ lá tía tô qua dòng sữa của mẹ.

Sau khi con đi tiêm phòng về vài ngày mẹ vẫn nên tiếp tục ăn lá tía tô để có thêm các dưỡng chất cho trẻ nhỏ để giảm thiểu tình trạng nóng sốt, sưng đỏ ở vết tiêm.

Với những trẻ uống sữa công thức thì có thể xay hoặc giã lá tía tô lấy nước cốt hòa cùng với nước ấm cho bé uống 2,5 ml/ 3 lần.

Các lưu ý khác sau khi tiêm phòng cho bé

Ngoài việc sử dụng lá tía tô trước khi tiêm phòng các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến các triệu chứng của bé sau khi tiêm để hạn chế tình trạng bị nóng sốt do sưng đau tiêm tại chỗ. Cụ thể một số lưu ý như:

Nên lựa chọn đồ rộng rãi để trẻ mặc thoải mái, tránh tình  trạng khó chịu, bí bách.

  • Cho trẻ uống nhiều nước  để cơ thể đủ nước như vậy sẽ cung cấp đủ năng lượng và giúp cơ thể bé mát hơn.
  • Có thể dùng thêm miếng dán hạ sốt ở vị trí tiêm của bé, tuy nhiên nên nhớ không dán kín miệng tiêm và để hở vết tiêm.

Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các thông tin, đặc biệt với những thông tin trên mạng internet vì sẽ khiến cho vết tiêm sưng tấy, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bài viết ở trên đã chia sẻ thông tin Uống nước, ăn tía tô trước khi tiêm phòng cho bé hiệu quả không? tham khảo cách để có thể hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng. Nhưng tùy theo cơ địa của từng trẻ có thể lựa chọn các cách hạ sốt phù hợp. Trường hợp trẻ bị sốt trong thời gian dài có thể đến các cơ sở y tế để được xử trí nhanh chóng, kịp thời.

Rate this post