Lá tía tô có mùi thơm ngon và được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết về các lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà tía tô mang lại. Vậy ăn tía tô có tác dụng gì?  Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có giải đáp chi tiết.

Mục Lục

Tìm hiểu về lá tía tô

Tía tô là cây thảo sống quanh năm có rễ củ trắng và mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi. Loại cây này ưa ánh sáng, rất thích hợp để trồng ở đất thịt, đất phù sa.

Sau thời gian phát triển tía tô sẽ ra nhiều quả, quả già đi cây sẽ lụi tàn, lúc này hạt giống phát tán ra xung quanh đến mùa mưa ẩm năm tới sẽ nảy mầm và tiếp tục lên cây.

Tía tô là loại rau thơm có thể được dùng ăn kèm với nhiều món ngon và có tác dung trong việc chữa bệnh. Trong Y học cổ truyền tía tô sẽ là vị thuốc được xếp vào loại nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô, kích thích ra mồ hôi có tác dụng giãn mạch ngoài da, trừ cảm mạo, hạ sốt, hạt của cây có thể dùng hãm trà uống, cành được sử dụng làm thuốc an thai.

Ăn tía tô có tác dụng gì?

Có nghiên cứu chỉ ra rằng tía tô bộ phận lá có hàm lượng dầu khoảng 40%, một lượng lớn axit béo chưa bão hòa và chủ yếu là axit alpha – linoleic. Tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các xeton, furan, hydrocarbon, aldehyde… Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm…

Ăn tía tô có tác dụng gì? Với các thành phần có trong tía tô ở trên tía tô sẽ có  tác dụng đến sức khỏe người sử dụng, cụ thể như:

Chống hen phế quản

Trong tía tô có chứa Luteolin như vậy sẽ có tác dụng giãn cơ trơn phế quản.

Kết quả của nghiên cứu lâm sàng đã cho răng bệnh nhân hen phế quản cho thấy dầu hạt làm tăng cường chức năng hô hấp.

Điều trị tiểu đường

Có thí nghiệm trên mô hình chuột cho thấy dịch chiết từ hạt nảy mầm của cây tía tô đã được chứng minh có tác dụng chống tiểu đường type 2 thông quá các cơ chế như: làm giảm lượng đường huyết bất kỳ, giảm nồng độ triglycerid, trong huyết thanh nồng độ cholesterol toàn phần, làm gia tăng sự không dung nạp đường và gia tăng độ nhạy cảm với insulin, đồng thời kích hoạt protein kinase hoạt hóa bởi AMP và từ đó ức chế tân tạo đường ở gan.

Giảm đau dạ dày

Nhờ vào các thành phần trong tía tô là tanin và glucosid giúp chống viêm, làm se vết loét ở dạ dày từ đó mà những thành phần hóa học đó đã giúp giảm tình trạng đầy hơi, đầy bụng.

Bên cạnh đó thì lá tía tô cũng hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày và co thắt.

Cách tốt nhất để đạt hiệu quả cao khi sử dụng lá tía tô thì nên sắc nước, cách này cũng giúp người bệnh hấp thụ nhanh, giảm dịch vị về mức bình thường.

Bảo vệ hệ tim mạch

Dầu hạt tía tô, một nguồn ω-3 dồi dào, có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh, đồng thời giảm được tích lũy lipid ở động mạch chủ ngực và gan thông qua quá trình tổng hợp và phân giải lipid.  Như vậy có thể thấy rằng dầu hạt tía tô có tác dụng trong việc làm giảm nguy cơ về bệnh lý tim mạch, bệnh béo phì.

Chống viêm và dị ứng

Đã có khoa học chứng minh về khả năng chống viêm và dị ứng của lá tía tô nhờ vào những thành phần của tía tô và có khả năng ức chế sự kích thích histamin ở tế bào và giảm thiểu tình trạng viêm ở da.

Chống trầm cảm, thư giãn tinh thần

Tía tô có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin để ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Trong  quá trình khuếch tán tinh dầu tía tô có tác dụng nâng cao tinh thần và cải thiện tâm trạng tốt.

Trị viêm khớp dạng thấp

Cách thực hiện đơn giản như xay lá tía tô ra uống hoặc giã nát lá tía tô rồi đắp lên vùng bị viêm khớp là các cơn đau giảm đáng kể.

Giải cảm

Tía tô có công dụng phổ biến trong việc giải cảm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng suy giảm làm cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Theo phương pháp dân gian có thể dùng tía tô để xông, nấu cháo để sớm khỏe bệnh.

  • Cách để xông

Chuẩn bị sẵn lá tía tô, hương nhu, sả sau đó rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và ngâm nước muối. Đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Qúa trình xông hãy chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra bên ngoài, chú ý để hơi nóng thoát ra ở mức chịu được. Thời gian xông nên thực hiện từ 10 – 15 phút.

  • Cách để nấu cháo

Nấu cháo giải cảm với thịt nạc xay, gạo nấu như bình thường đến sau cùng  cho thêm lá tía tô rửa sạch và thái chỉ ăn cùng cháo.

Xem thêm:

Xem thêm:

an-tia-to-co-tac-dung-gi

Làm đẹp từ tía tô

Tại Nhật Bản phụ nữ rất ưa chuộng việc làm đẹp từ tía tô. Họ sử dụng tía tô tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút và sau đó dùng để tắm. Khi tắm thì lấy bã chà xát khắp người.

Duy trì áp dụng tía tô để làm đẹp làn da của bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn nhiều.

Có nhiều cách dùng tía tô trong làm đẹp như:

  • Uống nước xay từ tía tô

Lựa chọn cây tía tô tươi, rửa sạch sau đó phơi khô và thực hiện pha trà để uống mỗi ngày. Nước tía tô sẽ giúp tăng độ ẩm, chống lão hóa và làm mềm vết chai sần ở trên da. Khi uống nên uống từng ngụm để các dưỡng chất từ từ thấm vào da.

  • Tắm trắng bằng lá tía tô

Rửa sạch sau đó thái nhỏ cành tía tô và cho vào nồi đun trong khoảng 15 phút. Tiếp đến hòa cùng với hỗn hợp nước ấm đến độ ấm vừa đủ và tắm.

Có thể thấy rằng tía tô có rất nhiều công dụng vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Nhưng người sử dụng không nên quá lạm dụng vì nếu sử dụng lâu ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, táo bón, tiểu tiện đỏ, kém ăn, choáng váng… Không sử dụng tía tô trong các trường hợp nóng trong người, ra nhiều mồ hôi, người cao tuổi…

Bài viết đã tổng hợp các công dụng, giải đáp thắc mắc “Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?” cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Rate this post