Ngành Y đa khoa là gì? Và ngành Y đa khoa học mấy năm? Đây là những thắc mắc của nhiều bạn trẻ quan tâm đến các ngành y dược. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành học này nhé.
Mục Lục
1. Y đa khoa là gì?
Y đa khoa là một ngành đào tạo những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Bác sĩ đa khoa hay còn được gọi là bác sĩ tổng quát, họ làm việc trong các bệnh viện đa khoa hay các trạm y tế tổng hợp. Bác sĩ đa khoa là người có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học, đóng vai trò bác sĩ khám chung cho cơ thể của bệnh nhân. Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà họ đưa ra những lời khuyên phù hợp, kê đơn thuốc, yêu cầu làm các xét nghiệm cụ thể hoặc chuyển bệnh nhân tới gặp bác sĩ chuyên khoa.
Y đa khoa là gì? Những điều cần biết về ngành Y đa khoa
Sự khác nhau giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ giải phẫu đó là họ khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng bệnh nhân cũng như môi trường sinh học, tâm lý và xã hội nơi bệnh nhân ở. Nhiệm vụ chẩn đoán của họ không hạn chế vào một cơ quan cụ thể nào của người khám và điều trị bệnh nhân với nhiều vấn đề sức khỏe mắc phải.
Mã ngành Y đa khoa là 7720101. Mục tiêu của ngành là đào tạo những bác sĩ có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Sinh viên theo học ngành Y đa khoa sẽ được trang bị những môn học phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình sau này như giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng – hàm – mặt… đồng thời được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm.
2. Y sĩ đa khoa là gì?
Y sĩ đa khoa là một ngành học thường được đào tạo và xét tuyển tại các trường cao đẳng y dược. Nhiệm vụ chính của họ là hỗ trợ các bác sĩ thực hiện phẫu thuật và thực hiện xét nghiệm để lấy máu, nước tiểu, điện tâm đồ cho người bệnh. Họ thực hiện các công tác chuẩn bị cho bác sĩ trước khi trực tiếp khám bệnh nhân như kiểm tra về cơ bản tình trạng người bệnh để biết cần kiểm tra những gì trước, chuẩn bị các dụng cụ khám bệnh cho bác sĩ… Bên cạnh đó, họ sẽ trực tiếp tiến hành và kiểm tra về tình trạng của người bệnh và báo lại cho bác sĩ để hiểu biết về cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, họ còn tham gia vào các chương trình hoặc dự án cộng đồng nhằm mục đích tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tật từ đó đưa ra những phương pháp đối phó và ngăn chặn với các nguy cơ dịch bệnh ở địa phương.
Y đa khoa là gì? Những điều cần biết về ngành Y đa khoa
3. Ngành Y đa khoa học mấy năm?
Y học là một lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến việc chữa bệnh, bao gồm nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và chữa bệnh. Y học được chia thành các chuyên ngành như Y đa khoa, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Y học cổ truyền, với thời gian đào tạo từ 4 – 6 năm tùy theo từng chuyên ngành cụ thể.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian 4 năm tại các trường đại học y dược, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân. Trường hợp các bạn muốn được học thêm thì sẽ được phân thành 2 hướng như sau: Hệ hành nghề khám chữa bệnh do Bộ y tế quản lý và Hệ nghiên cứu do bộ GD&ĐT trực thuộc quản lý.
Với những bạn chưa có ý định học tiếp thì có thể trực tiếp tham gia công tác chuyên môn tại các cơ sở y tế. Nếu như bạn lựa chọn hành nghề khám chữa bệnh thì sẽ phải học thêm 2 năm bằng Bác sĩ y khoa và phải trải qua 01 năm hành nghề thực hành ở tại các bệnh viện thì mới có thể được cấp chứng chỉ hành nghề y. Bên cạnh đó, nếu như bạn muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa thì sẽ phải học và thực hành tại các bệnh viện ở trong thời gian 2 – 3 năm chuyên khoa và sau đó thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên khoa.
4. Chương trình đào tạo ngành Y đa khoa
Bên cạnh những kiến thức đại cương cơ bản như Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tâm lý học, Đạo đức y học, sinh viên ngành Y đa khoa còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của ngành. Một số kiến thức chính trong chương trình đào tạo ngành Y đa khoa như sau:
- Năm 1: Giáo dục quốc phòng; Toán cao cấp; Vật lý – Lý sinh; Hóa đại cương – Hóa vô cơ; Sinh học đại cương; Tiếng Anh A1; Giáo dục thể chất; Giải phẫu 1; Tin học cơ sở; Di truyền học- Sinh học phân tử; Tiếng Anh A2; Xác suất thống kê; Giải phẫu 2; Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 1.
- Năm 2: Tâm lý y học – Y Đức; Hóa hữu cơ; Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2; Hóa sinh; Ký sinh trùng; Vi sinh; Mô phôi; Sinh lý học; Tiếng Anh chuyên ngành; Điều dưỡng cơ sở; Thực tập Điều dưỡng (Skill lab+Bệnh viện); Nội cơ sở; Ngoại cơ sở; Giải phẫu bệnh.
- Năm 3: Dược lý; Sinh lý bệnh – Miễn dịch; Phẫu thuật thực hành; Chẩn đoán hình ảnh; Nội bệnh lý 1; Ngoại bệnh lý 1; Chấn thương chỉnh hình; Dinh dưỡng – Vệ sinh AT thực phẩm; Phương pháp nghiên cứu Khoa học; Sức khỏe môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp; Dịch tễ học và Dịch tễ ứng dụng; Thực tập cộng đồng.
- Năm 4: Ung thư; Huyết học; Gây mê hồi sức; Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nội bệnh lý 2; Nhi khoa 1 + 2; Phụ sản 1 + 2; Giáo dục và nâng cao sức khỏe; Da liễu; Dược lý lâm sàng; Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Hóa học lâm sàng; Y học quân sự.
- Năm 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Kinh tế y tế – Bảo hiểm y tế; Tổ chức và quản lý y tế – y tế quốc gia; Pháp y; Mắt; Tai mũi họng; Răng hàm mặt; Ngoại bệnh lý 2; Lao; Tâm thần; Y học cổ truyền; Nội thần kinh; Truyền Nhiễm; Y học hạt nhân; Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi chức năng; Ngoại thần kinh + Phẫu nhi.
- Năm 6: Nội bệnh lý 3; Ngoại bệnh lý 3; Lão khoa; Nhi khoa 3; Phụ sản 3; Hồi sức cấp cứu nội khoa; Thực tập cộng đồng; Thực tập tốt nghiệp.
Sau khi đã hoàn thành chương trình học kể trên thì các bạn sinh viên sẽ tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp hoặc khóa luận, tùy theo điều kiện cũng như sự lựa chọn của từng bạn sao cho phù hợp với mình nhất.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết đã giúp các thí sinh hiểu rõ hơn về ngành Y đa khoa là gì và từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Tổng hợp