Chúng ta hay được nghe về việc phải bôi kem chống nắng hoặc khoác áo khi ra ngoài để tránh tia cực tím. Vậy tia cực tím là gì và ngoài tác hại cho da, loại tia này liệu có tác dụng ra sao?
Mục Lục
1. Tia cực tím là gì?
Tia cực tím là gì? Tia cực tím, còn có tên gọi khác là tia tử ngoại hoặc tia UV là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng từ 10nm – 380nm, tương ứng với tần số 30 PHz – 790 THz. Tia cực tím có bước sóng ngắn hơn ánh sáng, tia hồng ngoại, vi ba, radioa, nhưng lại dài hơn tia X và tia gamma.
Theo Hải quân Hoa Kỳ, tia cực tím được chia thành 3 loại dựa vào tác dụng sinh lý:
- Tia UVA (tia UV gần), có bước sóng từ 380nm – 315nm.
- Tia UVB (tia UV trung bình), có bước sóng từ 315nm – 280nm.
- Tia UVC (tia UV xa), có bước sóng 280nm – 180nm.
- Ngoài ra, còn một loại tia UV nữa là UV chân không hay tia UV đặc biệt, có bước sóng từ 10nm – 180nm và chỉ hoạt động, lan truyền trong chân không.
2. Tia cực tím có tác hại gì?
Tia tử ngoại, đặc biệt là tia UVC gây ảnh hưởng lớn, trầm trọng nhất cho mắt và da. Thực chất, tầng ozone trong bầu khí quyển có khả năng chặn các tia độc hại này, thế nhưng, với tác động của ô nhiễm môi trường, tầng ozone ngày càng mỏng đi và có lỗ thủng, dẫn đến con người không còn được bảo vệ khỏi UVC.
Ngay cả những tia UV có bước sóng gần hơn như UVB cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa Melanin, khiến da trở nên sạm đen, rám nắng và xuất hiện nếp nhăn, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVB cũng có thể gây ra các bệnh về giác mạc như viêm, kết hạt, mộng mắt.
Tia cực tím là gì? Có tác dụng và tác hại ra sao?
*** Có thể bạn quan tâm: Phân biệt hai loại tia dễ gây nhầm lẫn tia UVA và UVB
Tia UVA dễ dàng xuyên qua tầng ozone và chiếm tới 97% lượng bức xạ cực tím, có thể dẫn đến đục nhân mắt hoặc thoái hóa hoàng điểm nếu mắt người tiếp xúc với tia UVA quá lâu.
Ngoài ra, tia cực tím cũng dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, khiến việc hình thành các u ác tính từ tế bào sắc tố nguy hiểm hơn và có xu hướng di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể
Nếu con người phải tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Do đó, để tự bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím, bạn nên hạn chế ra ngoài trời từ khoảng 10h – 14h; cần thoa kem chống nắng có độ SPF ít nhất là 30, đeo kín râm, khẩu trang, mặc áo chống nắng, quần dài, đội mũ rộng vành khi bắt buộc phải ra ngoài đường.
3. Tia cực tím có tác dụng gì?
Bên cạnh những tác hại đến sức khỏe con người và môi trường, tia UV cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
-
Bảo mật tiền và tài sản quý
Những tài liệu quý và quan trọng như tiền, thẻ ngân hàng, hộ chiếu… có thể được bảo mật an toàn nhờ tia tử ngoại. Bằng việc chế tạo giấy hoặc nhựa có phản ứng với tia cực tím để in các tài liệu trên, các yếu tố cần bảo mật này chỉ hiện ra khi được đèn tử ngoại có khoảng phổ phù hợp chiếu vào.
-
Thiên văn học
Trong lĩnh vực thiên văn học, người ta sử dụng tia tử ngoại để quan sát vũ trụ từ tầng cao khí quyển ở bước sóng 10nm – 320nm. Ngoài ra, tia UV cũng được dùng để nghiên cứu bức xạ nhiệt, tinh vân hành tình, tàn tích sao siêu mới hoặc đường phát xạ từ các ngôi sao xanh nóng.
Tia cực tím là gì mà được ứng dụng trong lĩnh vực thiên văn học
-
Khử khuẩn nước, không khí
Ta có thể dùng tia cực tím có bước sóng từ 280nm – 200nm để diệt khuẩn nước. Phương pháp này có ưu điểm là không làm mùi vị của nước thay đổi, nhưng có tác dụng diệt khuẩn không bền, chỉ hiệu quả ở nguồn nước trong và bị ảnh hưởng bởi nguồn điện thế.
Bên cạnh đó, tia tử ngoại cũng có tác dụng khử khuẩn không khí bằng bằng chiếu xạ trực tiếp hoặc chiếu xạ gián tiếp.
-
Lợi ích với cơ thể con người
Nếu sử dụng một lượng vừa phải, tia cực tím giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ mặt trời và kích thích mọi quá trình hoạt động của con người.
Tia cực tím thực chất là loại tia bức xạ có lợi, tác dụng diệt khuẩn tốt. Tuy nhiên, nếu bị tia tử ngoại chiếu thường xuyên và với cường độ cao, da và mắt người dễ bị tổn thương và nguy hại. Do đó, bạn cần có biện pháp tự bảo vệ mình mỗi khi ra ngoài trời nắng nóng.