Các tia bức xạ ảnh hưởng mạnh đến những tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa nhanh như tinh trùng, trứng và phôi thai. Điều này làm cản trở việc thụ thai và có thể còn kết thúc một thai kỳ đang trong thời kỳ phát triển. Từ đó gây ra những vấn đề nguy hiểm khác bao gồm ung thư, các vấn đề tâm lý, quái thai và cả vô sinh vô cùng nghiêm trọng.
Mục Lục
Những nghề thường tiếp xúc với tia bức xạ
– Nhóm thứ nhất: là những người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất chất phóng xạ như: Mỏ uran, nhà máy xử lý quặng uran, nhà máy khai thác, tách các đồng vị uran, các lò phản ứng, các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy sản xuất plutoni, các cơ sở điện hạt nhân, các cơ sở khai thác, nghiên cứu, sản xuất nguyên tố phóng xạ, các đơn vị vận chuyển, lưu chứa chất thải phóng xạ.
– Nhóm thứ hai: là những người sử dụng các tia bức xạ ion hóa từ những nguyên tố phóng xạ trong các ngành công nghiệp, ngành y tế, ngành nông nghiệp, ngành sinh học và ngành sinh hóa học.
– Nhóm thứ ba: là những người sử dụng máy phát tia X, nhất là các khoa điện quang y tế.
Tìm hiểu thêm: Tia chớp là gì?
Cơ chế nhiễm bệnh bởi tia bức xạ
Các tia bức xạ ion hóa nhiễm vào cơ thể theo 3 cách là:
– Chiếu xạ ngoại chiếu: Xảy ra khi có tiếp xúc với các nguồn phóng xạ ở bên ngoài (trong vũ trụ, trong ngành y tế, ngành công nghiệp…).
– Nhiễm xạ ngoại chiếu: Do các chất phóng xạ dây dính vào da, tóc xảy ra trong môi trường làm việc do thiếu trang bị bảo hộ.
– Nhiễm xạ nội chiếu: Cần chú ý, vì nguồn phóng xạ ở ngay trong cơ thể do ăn uống, do sử dụng, do ô nhiễm tại nơi làm việc (phòng thí nghiệm, bệnh viện, nhà máy…).
Biểu hiện khi nhiễm tia bức xạ
Biểu hiện bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với tia bức xạ, xác định rõ nguy cơ ở những người phải tiếp xúc với tia bức xạ do nghề nghiệp.
- Thể nhẹ: Rối loạn điều hoà thần kinh, huyết áp động mạch hạ, mạch nhanh và loạn nhịp xoang, rối loạn vận động ruột và chức năng mật, dễ kích thích.
- Thể tiến triển: biểu hiện lâm sàng và điện tim của chứng loạn dưỡng cơ tim với huyết áp động mạch hạ kéo dài; giảm sản tuỷ xương kéo dài (giảm bạch cầu hạt và limphô bào), giảm tiểu cầu; rối loạn chức năng buồng trứng, ít kinh nguyệt ở nữ giới.
- Viêm da mãn tính do nhiễm xạ ngoại chiếu: Loạn cảm giác, đau, ngứa, da khô, loạn dưỡng móng tay, tăng sừng hoá, xung huyết, nứt nẻ, loét da, đục nhân mắt.
- Dấu hiệu muộn: Ung thư da, ung thư xương, bạch cầu tuỷ, ung thư thượng bì phổi.
Các biện pháp phòng tránh tia bức xạ
Xem thêm: Ánh sáng đơn sắc là gì?
Thực hiện đầy đủ các nội quy vệ sinh cá nhân
– Khi làm việc với tia bức xạ phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì, tạp dề chì cho phù hợp với từng loại công việc.
– Không dùng mồm hút pipet phóng xạ.
– Không hút thuốc, ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc nơi có chứa phóng xạ.
– Trước khi ra khỏi nơi làm việc với phóng xạ, phải kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ ở tay, quần áo. Người bị nhiễm bẩn phóng xạ phải tẩy xạ theo quy định.
Kế hoạch tẩy xạ định kỳ
Khi làm việc với nguồn phóng xạ hở việc dây bẩn các chất phóng xạ ra môi trường xung quanh (không khí, nước, sàn nhà và các bề mặt) là điều khó tránh khỏi. Từ các nguồn ô nhiễm này các chất phóng xạ có thể thâm nhập vào bên trong cơ thể hoặc bám trên bề mặt da. Vì vậy, tẩy xạ bao gồm cả tẩy xạ cá nhân và tẩy xạ môi trường.
Dùng nước và xà phòng rửa kỹ vùng da nhiễm bẩn, sau đó dùng máy để kiểm tra lại. Nếu nhiễm xạ vẫn còn ở mức đáng kể sau khi rửa thì phải tiến hành các biện pháp tẩy xạ đặc biệt. Với quần áo, đồ vải nhiễm chất phóng xạ: nếu là chất phóng xạ có đời sống ngắn thì cất giữa trong một thời gian thích hợp chờ hoạt độ giảm rồi xử lý giặt tẩy. Nếu chất phóng xạ dài ngày thì phải xử lý như các chất thải phóng xạ.
Đồ sứ, thuỷ tinh, kim loại nhiễm xạ cần được tẩy rửa với các chất tẩy xạ hoá học phù hợp với từng loại hoặc có thể chờ một thời gian để chất phóng xạ phân rã. Với những dụng cụ nhiễm xạ mà tẩy xạ không có hiệu quả thì phải xử lý như chất thải phóng xạ.