Từ thực tế cho thấy. Đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và đổi mới. Kéo theo đó sự sự tất yếu phải cải cách trong nền giáo dục. Nhưng cải cách thế nào mới hợp lý và cải cách như thế nào để làm cho nền giáo dục Việt Nam ngày càng vững mạnh mới là vấn đề. Vậy, trong quá trình đổi mới Giáo dục có cần không Những quãng ngưng trong đổi mới của nền giáo dục Việt Nam.
Mục Lục
1. Việc thi cử trong giáo dục cần bắt nguồn từ Dân
Vào những ngày cuối tháng 9/2017, Bộ GD&ĐT có công văn cho tất cả các trường học trong hệ thống giáo dục Quốc dân về việc tổ chức kỳ thi ttrung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh ĐH- CĐ hệ chính quy năm 2018.
Theo đó công văn đó, Bộ GD&ĐT quyết định: ” Giữ nguyên phương thức tổ chức cho kỳ thi THPT quốc gia trong các năm:Năm 2018, Năm 2019, năm 2020 giống như năm 2017.
Thông tin này đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân. Bởi vì, năm 2017 vừa tròn 03 năm Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích chính: Nhằm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinhhệ ĐH – CĐ.
Trong 3 năm này, năm nào toàn dân cũng đều thấp thỏm chờ đợi chị đạo kỳ thi của Bộ với bao cung bậc cảm xúc vào mỗi mùa thi.
Năm 2015, việc cho thí sinh 4 giấy chứng nhận kết quả thi và quyền được thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học trong đợt xét tuyển đầu tiên khiến nhiều nơi xét tuyển như “sàn chứng khoán”.
Năm 2016, để giảm tải cho phụ huynh, học sinh, phần khó khăn được đẩy về phía các trường.
Học sinh không còn được thay đổi nhưng được đăng ký 2 trường và có quyền nộp giấy chứng nhận duy nhất vào trường nào mình thích. Điều này đã khiến các trường từ trên xuống dưới vò đầu bứt tai vì lượng thí sinh ảo quá lớn.
Lần đầu tiên những trường tốp đầu cũng không tuyển đủ thí sinh. Đến ông hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội năm đó cũng phải thốt lên: “Không hiểu thí sinh điểm cao đã đi đâu?”
Trong năm 2017, Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và kỳ xét tuyển đại học- Cao đẳng diễn ra trong không khí tươi vui- thuận lợi thì một làn sóng “gay gắt” lại diễn ra sau đó.
Trước khi mà kỳ thi tốt THPT Quốc gia diễn ra, đã có rất nhiều những tranh luận quyết liệt khi Bộ có quyết định chính thức chuyển tất các các môn thi thành bài thi theo dạng thi trắc nghiệm (ngoại trừ môn Ngữ văn) và Bộ đã giao việc tổ chức kỳ thi cho các Sở GD&ĐT chủ trì.
Sau kỳ khi kì thi diễn ra, lại phát sinh một vấn đề về chất lượng của đề thi trong việc phân loại các thí sinh, từ đấy dẫn đến những thắc mắc về việc cộng điểm ưu tiên cũng như “một kỳ thi hai mục đích liệu có thoả đáng và hiệu quả”?
2. Giáo dục Việt Nam cần một diện mạo mới
Điểm đổi mới cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông mới chính là chuyển phương pháp giáo dục từ truyền thụ kiến thức của đội ngũ cán bộ giảng dạy của hiện tại sang phát triển năng lực tự học cho học sinh. Hình ảnh mới của học sinh- Sinh viên Việt Nam cũng được xác định với 5 phẩm chất tốt và 10 năng lực cốt lõi trong giáo dục.
Cùng với đó, cũng có những thay đổi nhiều nhất nằm ở cấp Trung học phổ thông – giai đoạn vô cùng quan trọng là giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Theo đó, tất cả các học sinh được lựa chọn các môn học định hướng nghề nghiệp ngay từ khi các em vào lớp bậc THPT.
Đâu đó vẫn còn nhiều tranh cãi ngay cả khi chương trình tổng thể đổi mới đã được thông qua, song điều quan trọng là xã hội, đặc biệt là phụ huynh, các em học sinh và các thầy cô giáo có được những mường tượng tốt đẹp về chương trình giáo dục phổ thông trong tương lai gần ngày càng bền vững.
Để tham khảo thêm những thông tin bổ ích khác vui lòng truy cập tại đây!