Cảm biến ánh sáng là gì? Cảm biến ánh sáng được ứng dụng như thế nào vào đời sống? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Cảm biến ánh sáng là gì

Cảm biến ánh sáng thường được gọi là “Thiết bị quang điện” hoặc “Cảm biến ảnh” bởi vì năng lượng ánh sáng chuyển đổi (photon) thành điện “electron”. Cảm biến ánh sáng tạo ra tín hiệu nhận biết cường độ ánh sáng bằng cách đo năng lượng bức xạ tồn tại trong dải tần số ánh sáng, sử dụng để chuyển đổi “năng lượng ánh sáng”.

Có ba loại cảm biến thông dụng, được sử dụng để đo ánh sáng cho các ứng dụng khác nhau:

Cảm biến quang: Cảm biến quang được thiết kế bắt chước theo các phản ứng của mắt người, dùng trong các ứng dụng phát sáng cho người sử dụng. Đơn vị đo lường của cảm biến quang thường được biểu thị theo đơn vị Lux, Lumen,… Cảm biến quang không thích hợp để sử dụng trong các ứng dụng trồng cây xanh vì chúng có thể không đưa ra một chỉ dẫn chính xác cho dải quang phổ phát ra bởi các nguồn ánh sáng khác nhau. Nói cách khác, mặc dù một nguồn sáng có thể xuất hiện “khá” sáng, được cảm nhận bằng mắt thường, nhưng quang phổ của nó có thể vẫn là không phù hợp cho trồng cây xanh. Tuy nhiên, cảm biến quang có thể được sử dụng để chỉ báo khá tốt về cường độ và tính đồng đều của ánh sáng trên một cây trồng, khi di chuyển về dưới tán lá được chiếu sáng (đối với hệ thống nuôi trồng cây xanh trong nhà kính).

Cam-bien-anh-sang-duoc-chia-ra-lam-3-loai-de-do-anh-sang-cho-cac-loai-khac-nhau
Cảm biến ánh sáng được chia ra làm 3 loại để đo ánh sáng cho các loại khác nhau

Hỏa kế quang: Hỏa kế quang ngoài trời thường được thiết kế để đo bức xạ mặt trời nhận được từ toàn bộ bán cầu. Đơn vị đo lường thông thường là W/m2/giây. Trị số đo của hỏa kế quang có thể được sử dụng để hỗ trợ một loạt các điều chỉnh môi trường, trồng cây xanh trong nhà kính hay đóng/mở hệ thống cột đèn chiếu sáng tại các khu dân cư, hay bất kỳ các ứng dụng nào khác sử dụng ánh sáng mặt trời.

Hỏa kế quang ngoài trời có thể sử dụng cho cả trong nhà và ngoài trời, tuy nhiên nó không hiệu quả lắm trong việc đánh giá các nguồn chiếu sáng bổ sung đối với các ứng dụng tối ưu hóa bức xạ mặt trời trong nhà. Với phép đo bức xạ trong nhà (ví dụ nhà kính trồng cây xanh) việc sử dụng hỏa kế quang “tấm đen” sẽ cho kết quả đo tốt hơn loại hỏa kế quang ngoài trời.

Cảm biến PAR: Cảm biến PAR hay cảm biến đo bức xạ quang hợp (PAR) ở dải bước sóng 400-700 nm. Cảm biến này đo ánh sáng theo đơn vị micromol trên mét vuông trên giây (µmol.m2.s-1). Chúng được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng nghiên cứu làm vườn để đo bức xạ quang hợp trong tán cây, trong nhà kính, phòng cây sinh trưởng và nảy mầm, và các ứng dụng trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu ánh sáng. Trong nhà kính thương mại, cảm biến PAR có thể được sử dụng để đo so sánh các giá trị PAR tại các điểm khác nhau ở trên và dưới tán cây xanh và/hoặc kiểm tra tính đồng đều của ánh sáng khi triển khai hệ thống chiếu sáng mới.

Ưu nhược điểm của thiết bị cảm biến ánh sáng

Ưu điểm

  • Thiết kế thông minh, nhỏ gọn và hiện đại
  • Có chức năng bật, tắt đèn tự động nhờ vào khả năng nhận biết được tín hiệu môi trường
  • Tiết kiệm điện một cách tối ưu
  • Tiện nghi hơn cho gia đình, công ty… Đặc biệt là tạo nên được một không gian sang trọng theo lối sống hiện đại.
  • Ứng dụng được ở mọi nơi mà không cần phải lo lắng việc phải bật/tắt công tắc

Cam-bien-anh-sang-la-gi
Cảm biến ánh sáng là gì

Xem thêm: Giao thoa ánh sáng trắng là gì?

Nhược điểm

Thiết bị cảm biến ánh sáng quá tiện dụng cho đời sống người dân hiện nay nhưng cũng có một nhược điểm nhỏ không đáng kể. Thiết bị được thiết kế với độ cảm ứng nhạy cũng là một nhược điểm vì khá kén những nơi có quá nhiều nguồn sáng hoặc nơi có vật thể chuyển động liên tục.

Ứng dụng của cảm biến ánh sáng vào đời sống

Trước đây thiết bị cảm biến này chủ yếu được sử dụng cho các công trình đèn đường hay các công ty quảng cáo. Nhưng do nhu cầu sử dụng của các gia đình ngày càng nhiều nên cảm biến ánh sáng ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.

Bạn có biết tại sao đèn điện trên đường cao tốc không có người bật mà vẫn tự động bật sáng khi trời tối. Nguyên nhân là do các đèn điện này đều được gắn thiết bị cảm biến ánh sáng và cài đặt sẵn cấu hình nên  khi thời gian và ánh sáng môi trường bên ngoài thay đổi thì thiết bị sẽ bật tắt theo.

Hiện nay, nhiều thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh, tivi…đều được lắp đặt hệ thống cảm biến ánh sáng thông minh đem lại nhiều tính năng ưu việt tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn đã hiểu hơn về cảm biến ánh sáng là gì cũng như lợi ích của nó trong đời sống. Chúc các bạn thành công.

Rate this post