Thực tế là hiện nay, văn hóa giao tiếp của sinh viên đang có quá nhiều lỗ hổng đáng để bàn cãi. Những vấn đề đó là gì, cách khắc phục ra sao, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Văn hóa giao tiếp là gì?

Văn hóa giao tiếp là thái độ, cách ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, hoặc giữa cá nhân với các nhóm với nhau trong trao đổi, đối thoại.

Một người có văn hóa giao tiếp thể hiện ở cách giao tiếp lịch sự, thân thiện, cởi mở, chân thành và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong cả lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ và cách ứng xử.

Không phải ai cũng có văn hóa giao tiếp, bởi đó là kết quả của một quá trình giáo dục dài và kỹ lưỡng. Do đó, rất dễ hiểu khi một số bộ phận có những biểu hiện của việc thiếu văn hóa. Nhưng đáng buồn, phần lớn lại là các bạn sinh viên – những con người được hưởng nền giáo dục tốt nhất của xã hội.

Văn hóa giao tiếp là một nét đẹp cần được giữ gìn và phát huy

Văn hóa giao tiếp là một nét đẹp cần được giữ gìn và phát huy

Thực trạng văn hóa giao tiếp của sinh viên

Thật dễ dàng để bắt gặp những lời nói tục tĩu, khiếm nhã phát ra một cách không kiểm soát của các bạn sinh viên ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí là cả khi nói chuyện với thầy cô. Cứ 100 sinh viên thì phải có đến 90 sinh viên có biểu hiện “thoái hóa” văn hóa giao tiếp.

Cô Nguyễn Thùy Trang, giảng viên Cao đẳng dược TPHCM chia sẻ: “Hầu hết sinh viên trường nào cũng có hiện tượng thiếu văn hóa giao tiếp này. Ngay cả những ngôi trường chuyên về giáo dục hay đòi hỏi đạo đức cao thì vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh.”

Không chỉ trên giảng đường, hiện tượng này còn được bắt gặp ở đời sống với tần suất cao, khiến người xung quanh phải lắc đầu ngao ngán. Đến căng-tin, ký túc xá, hàng quán, hay điểm chờ xe bus, đâu đâu cũng có thể nghe thấy những tiếng chửi tục hay những phát ngôn bừa bãi.

Ngoài ra, sinh viên còn có cách nói chuyện nửa tây nửa ta, sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi gây ra sự phản cảm, quái dị trong ngôn ngữ giao tiếp và làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Đa phần sinh viên Việt Nam đang dần mất đi nét đẹp trong văn hóa giao tiếp

Đa phần sinh viên Việt Nam đang dần mất đi nét đẹp trong văn hóa giao tiếp

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng thiếu văn hóa giao tiếp trong sinh viên?

Như đã nói ở trên, văn hóa giao tiếp phải trải qua một quá trình giáo dục, rèn giũa thì mới có thể thấm nhuần và ăn vào nếp sống. Gia đình, trường học, bạn bè, môi trường sống… chính là những yếu tố tạo nên nền tảng ngôn ngữ đúng đắn và vững chắc cho học sinh, sinh viên.

Những sinh viên thiếu văn hóa giao tiếp là bởi không được giáo dục đầy đủ, hay sống trong một môi trường quá nhiều tiếng chửi rủa, nên dần dần thành “quen” và bắt chước theo như một phong trào, “cho vui”.

Họ không biết rằng những câu nói tục tĩu mà họ nghĩ là bông đùa ấy đang phá hủy đi văn hóa đẹp đẽ trong cách ứng xử, giao tiếp của cả một thế hệ tương lai.

Giải pháp khắc phục hiện tượng này

Khi đã biết nguyên nhân của sự thiếu văn hóa giao tiếp, ta hoàn toàn có thể thay đổi được hiện tượng đáng buồn này.

Trường học cần có những biện pháp giáo dục đồng bộ, truyền bá những nét đẹp trong văn hóa, đặt ra những quy định cần tuân theo khi giao tiếp ở nơi công cộng, có những buổi họp lớp nói chuyện, chia sẻ và chấn chỉnh cách sử dụng ngôn từ của sinh viên. Đây cũng chính là lúc vai trò của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phát huy một cách mạnh mẽ nhất.

Gia đình cũng cần thường xuyên giáo dục, uốn nắn con em mình, đồng thời làm tấm gương sáng để con cái noi theo.

Mỗi cá nhân cũng cần tự nhận thức tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp để có cách ứng xử cho phù hợp ở nơi công cộng. Đừng vì đi theo số đông mà để thói quen xấu nhiễm vào bản thân, rất khó sửa.

Hy vọng những tin tức trên sẽ giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa giao tiếp và dần hình thành được thói quen tốt đẹp này.

5/5 - (1 bình chọn)